Bên bờ hạnh phúc

Chuyến thăm Việt Nam của người đứng đầu Barclays, một ngân hàng lớn của Anh, vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức hiện nay như một lời khẳng định về mối quan tâm đặc biệt của ngân hàng này đối với thị trường Việt Nam.

Ông Marcus Agius

Trao đổi với báo giới, ông Marcus Agius, Chủ tịch Ngân hàng Barclays tin tưởng rằng, Việt Nam sẽ trở thành một đích quan trọng trong kế hoạch mở rộng hoạt động của Barclays.

Thưa ông, lý do nào đã đưa ông tới Việt Nam?

Tôi tới Việt Nam lần này là để cùng với Tổ chức CARE International triển khai Dự án Dịch vụ tài chính cộng đồng. Chúng tôi đã hợp tác với CARE và Plan International để thực hiện một kế hoạch trị giá 10 triệu bảng Anh nhằm đẩy mạnh và xây dựng các hệ thống tài chính truyền thống, nhắm tới đối tượng là những người không sử dụng dịch vụ ngân hàng tại các nước đang phát triển.

Có thể hiểu rằng, đây là bước đầu tiên để Barclays tìm hiểu thị trường Việt Nam, thưa ông?

Thực ra, chúng tôi đã tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội làm ăn từ 4 năm trước và chúng tôi đã tạo dựng được mối quan hệ rất tốt với Bộ Tài chính và các ngân hàng lớn tại Việt Nam. Năm 2007, chúng tôi đã giành được vị trí quản lý chính trong việc phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế lần thứ hai của Việt Nam.

Trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2007, chúng tôi đã dự định lựa chọn Việt Nam để mở văn phòng, nhưng tình hình thay đổi buộc chúng tôi phải hướng sự quan tâm đến các vấn đề mang tính trước mắt. Nhưng tôi tin rằng, một khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, Việt Nam sẽ trở thành một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch mở rộng hoạt động của chúng tôi.

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của thị trường Việt Nam?

Chúng tôi đã nhìn thấy những cơ hội tuyệt vời ở châu Á, không chỉ trong lĩnh vực đầu tư của ngân hàng, quản lý đầu tư, mà còn trong cả lĩnh vực cung cấp dịch vụ bán lẻ cho cá nhân. Việt Nam cũng vậy, Barclays rất quan tâm tốc độ tăng trưởng, cũng như quá trình công nghiệp hóa ở đây. Điều này sẽ tạo ra cơ hội làm ăn cho chúng tôi, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư, quản lý đầu tư. Cần có thời gian để khẳng định những cam kết, bởi vậy, tôi chọn thời điểm này để tới thăm Việt Nam với tư cách là Chủ tịch của Ngân hàng. Việc hợp tác với CARE International để thực hiện Dự án ở Việt Nam đã thể hiện thiện chí cũng như cam kết từ phía chúng tôi.

Việt Nam đang mở cửa cho sự thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Liệu Barclays có tính đến kế hoạch này, thưa ông?

HSBC và ANZ đã được phép thành lập ngân hàng con tại Việt Nam. Hiện tại, chúng tôi đang theo dõi, quan tâm đến các hoạt động triển khai của họ. Tuy nhiên, mỗi ngân đều có cơ cấu của mình. HSBC và ANZ hướng nhiều hơn tới hoạt động bán lẻ, còn chúng tôi hướng tới hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư. Chúng tôi mong muốn được cung cấp các gói sản phẩm mà chúng tôi đang dẫn đầu với tư cách là một ngân hàng toàn cầu, như thu xếp vốn cho chính phủ hoặc các tập đoàn lớn; cung cấp các dịch vụ liên quan đến vấn đề tư vấn, xếp hạng, cũng như việc sáp nhập và mua lại…

Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Barclays hoạt động như thế nào?

Đây là một thời điểm hết sức khó khăn và đầy thách thức đối với một ngân hàng toàn cầu như Barclays. Tuy nhiên, chúng tôi đã vượt qua những khó khăn này để tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động cho tương lai. Mới chỉ 2 tuần trước, Barclays đã tuyên bố lãi trên 6 tỷ bảng Anh trong năm 2008 và điều này làm Barclays khác hẳn với các ngân hàng khác bị lỗ. Chúng tôi cũng đã tăng thêm 12 tỷ bảng cho nguồn vốn của mình mà không cần nhờ sự trợ giúp của Chính phủ và nhờ vậy, chúng tôi có thể độc lập, linh hoạt áp dụng các chính sách kinh doanh trên thế giới.

Theo Đầu tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *