Bên bờ hạnh phúc

Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ  trao đổi với Dân trí xung quanh tình hình thời tiết năm nay:

Vụ Đông – Xuân năm nay cả nước phải đối mặt với tình trạng khô hạn kéo dài, nắng nóng cũng diễn ra bất thường. Những hiện tượng này có phải là tín hiệu của năm nhiều biến động về thời tiết, thưa ông?

Theo thống kê của chúng tôi, năm nay, mùa Đông với các đợt không khí lạnh ở nước ta ngắn và ít hơn hẳn so với trung bình nhiều năm (TBNN). Chỉ có ba đợt rét đậm rét hại phân bố đều trong cả 3 tháng chính đông (12/2009-2/2010). Riêng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nền nhiệt độ trong 3 tháng chính đông ở mức cao hơn TBNN 3-5 độ C, đặc biệt là  khu vực tây Bắc Bộ.

Dự báo trong những tháng nửa đầu mùa hè (từ tháng 4/2010) các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra các đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài hơn năm 2009, nền nhiệt có thể lên tới 38-39 độ C.

Tình hình thủy văn trên toàn quốc cũng diễn biến rất đáng lo ngại. Tổng lượng mưa 4 tháng (12/2009 – 2/2010) trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN. Trong đó Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có lượng mưa thấp hơn nhiều so với số liệu lịch sử.

Vì thế tình trạng cạn nước trên hệ thống sông toàn quốc cũng đang ở mức báo động?

 
Đúng vậy, ở các tháng cuối 2009 đến đầu 2010, hệ thống sông Hồng-Thái Bình đã xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng diện rộng kéo dài. Nguồn nước các sông giảm nhanh và đều ở mức nhỏ hơn TBNN từ 35-65%. Mực nước thấp nhất tuyệt đối ở thượng lưu, trung lưu sông Đà, Thao, Lô và  hạ du sông Lô, sông Hồng, sông Thái Bình từ tháng 10/2009 đến nay luôn thấp hơn các trị số thấp nhất nhiều năm trong chuỗi số liệu thực đo từ trước đến nay.

Mức nước tại Hà Nội, trong 3 tháng (12/2009 và 1-2/2010 đều là những trị số thấp nhất lịch sử trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ của hơn 100 năm qua. Khô hạn cũng khiến hệ thống hồ thủy điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng mức nước tại Hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà hụt so với cùng kỳ năm ngoái 1,976 tỷ m3 nước.

Hệ thống sông ở Tây Nguyên và Nam Bộ cũng diễn biến khác thường. Từ đầu tháng 2 đến nay, dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên cũng giảm dần. Tính đến ngày 15/3, tổng lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung Bộ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, riêng hạ lưu các sông ở Bắc Trung Bộ đã ở mức thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc; các sông ở khu vực Tây Nguyên ở mức TBNN cùng kỳ.

Mưa trái mùa tại Tây Nguyên và Nam Bộ xảy ra ít (chỉ có 1 đợt vào đầu năm nay do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) 

Sông Hồng khô khát. Người dân lội bộ qua sông đoạn Tứ Liên- Tây Hồ. (Ảnh V.Hưng)

Ngập mặn sớm và bất thường cũng đang xảy ra ở một số vùng thuộc Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên và gây thiệt hại lớn cho người dân. Nguyên dân do đâu thưa ông?

 

Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Phóng cháy chữa cháy rừng thông báo, từ đầu năm đến nay cả nước đã diễn ra hàng trăm vụ cháy rừng lớn nhỏ. Hiện hơn 3 triệu héc-ta rừng đang nằm trong diện nguy xảy ra cháy cấp 5 (cực kỳ nguy hiểm). Theo nhận định của Cục Kiểm lâm, đầu năm nay cả nước diễn ra nắng nóng, hanh khô nên nền nhiệt cao bất thường. Điều đặc biệt ít thấy là mới tháng 2 đã xuất hiện gió Lào thổi mạnh. Do mưa ít, nắng nhiều, cây cỏ, thực bì trong rừng đều khô nỏ dễ bắt cháy.

Do dòng chảy trên sông Mê Kông giảm nhanh và luôn ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ; tại một số nơi vùng thượng nguồn, mực nước đã xuống mức thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc. Vì thế tại nhiều khu vực thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tình hình xâm nhập mặn xuất hiện sớm hơn khoảng một tháng so với năm 2009, như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau… với độ mặn từ 11%-26% xâm nhập sâu tới 30km, từ 4%-10% xâm nhập sâu tới 40km và dưới 4% xâm nhập sâu tới 70km; tại TP Hồ Chí Minh, một số nơi vùng ngoại và nội thành cũng đã bị nhiễm mặn, gây thiệt hại lớn cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của người dân.

 
Dự báo về tình hình thời tiết và thủy văn từ nay đến cuối năm trên toàn quốc sẽ ra sao thưa ông?
 
Theo phân tích của chúng tôi, nền nhiệt độ toàn mùa ở các khu vực  Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ cao hơn TBNN 1-3 độ C; các khu vực khác thì không có biến động nhiều. Tuy nhiên khô hạn sẽ diễn ra khá nghiêm trọng. Trên phạm vi cả nước, lượng mưa toàn mùa phổ biến ở mức thấp hơn một ít so với TBNN. Cụ thể xu thế lượng mưa các khu vực như sau: Tại Bắc Bộ, lượng mưa diễn ra thấp hơn một ít so với TBNN. Mưa lớn sẽ tập trung vào thời kỳ các tháng từ tháng 6-8. Ở Trung Bộ, tình trạng khô khát vào nửa đầu mùa mưa. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên, nhiều khả năng mùa mưa cũng đến muộn hơn so với nhiều năm trước và cũng sẽ tập trung nhiều vào nửa cuối mùa.
Xin cám ơn ông!
Theo Dân trí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *