Bên bờ hạnh phúc

Trong đó 15.000 USD dành cho học phí và 12.000 USD dành cho phí sinh hoạt ăn, ở đi lại. Nếu trường hợp thí sinh đăng ký học ở nước có mức học phí cao hơn thì Bộ GD-ĐT sẽ thương thuyết lại để giữ mức trần đã quy định trên.

Ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng Cục đào tạo nước ngoài, Bộ GD-ĐT cho biết như vậy tại Lễ khai giảng chương trình đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng cần thiết cho sinh viên trúng tuyển bằng học bổng Ngân sách Nhà nước được tổ chức sáng nay 22/9, tại ĐH Hà Nội.

Theo ông Vang, học bổng du học bằng ngân sách nhà nước năm nay chia đều cho các vùng miền, các đối tượng. Trong đó, 17 em đoạt giải Olympic quốc tế, học sinh đoạt giải tuyệt đối trong kỳ thi đại học, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, con thương binh. Cục đã tuyển chọn được 80/161 sinh viên cử đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước, trong đó 30 thí sinh đăng ký học tại Anh, 30 tại Pháp, 17 tại Trung Quốc và 3 thí sinh đăng ký học tại Đức.

Theo đó, Nhà nước phân bổ mức trần học phí cho mỗi du học sinh là 15.000USD/năm. Nếu trường hợp thí sinh đăng ký học ở nước có mức học phí cao hơn thì Bộ sẽ thương thuyết lại để giữ mức trần đã quy định như Mỹ, Anh, Nhật…. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng có mức học phí là 15.000 USD/năm, có rất nhiều nước học phí thấp hơn khoảng trên 10.000 USD/năm như Trung Quốc, thậm chí ở Pháp không thu học phí, tuỳ thí sinh lựa chọn nước học – ông Vang cho hay.

Để thuận lợi cho thí sinh đi du học bằng ngân sách nhà nước, ông Vang khuyến khích các thí sinh nên tìm hiểu và chọn những nước đã có liên kết, thoả thuận với Việt Nam để học. Bên cạnh đó, nếu lưu học sinh nào không đủ năng lực theo học, bị trượt thì các thí sinh đó phải về nước và bồi thường kinh phí đã được cấp.

Về chi trả học bổng cho các lưu học sinh ở nước ngoài, ông Vang cho hay, với kinh phí dành cho lưu học sinh thì Nhà nước chi trả 6 tháng 1 lần. Bộ yêu cầu, các lưu học sinh phải báo cáo hàng tháng về Cục đào tạo nước ngoài để tổng hợp và cấp tiền vì thủ tục để chuyển tiền cho lưu học sinh mất rất nhiều thời gian. Nếu có chậm thì chỉ chậm từ nửa tháng đến 1 tháng, chứ không nhiều thời gian như các lưu học sinh phản ánh.

Bắt đầu từ năm học này, Bộ GD-ĐT không khuyến khích các thí sinh đăng ký đi du học ở những ngành đã có nhiều người học mà khuyến khích thí sinh đăng ký học ngành kỹ thuật. Với du học sinh về ngành Y học, thời gian học kéo dài đến 6 năm thậm chí có ngành cần học thêm lên đến 9 năm. Ông Vang cho biết, đây là ngành học chuyên biệt, Bộ sẽ đề nghị Nhà nước xem xét cấp học bổng dài hạn cho đối tượng này.

Theo Dân trí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *