Bên bờ hạnh phúc

Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thu716, QH khóa XII.

Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh cho các nhận định trên: giá trị sản xuất công nghiệp dự kiến cả năm tăng khoảng 7,2%; giá trị tăng thêm của ngành xây dựng từ âm 0,4% năm 2008 tăng lên 11,3% năm 2009; nông nghiệp dự kiến cả năm tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước; GDP dự kiến đạt khoảng 5,2% (đạt chỉ tiêu QH đề ra). Đáng chú ý là năm qua mặc dù Chính phủ đã miễn, giảm, giãn hoãn thời hạn nộp một số loại thuế với tổng số tiền khoảng 20.000 tỷ đồng nhưng tổng vốn đầu tư xã hội vẫn ước đạt trên 708.000 tỷ đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16 lần so với năm 2008. “Trong điều kiện khó khăn, việc tăng được vốn đầu tư toàn xã hội là rất có ý nghĩa cả trước mắt và lâu dài”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong diễn văn khai mạc, thay mặt QH, Chủ tịch QH Nguyễn Phú Trọng chia sẻ sâu sắc những khó khăn, mất mát với nhân dân các vùng bị nạn do bão số 9 và kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài phát huy tinh thần tương thân, tương ái, tiếp tục ủng hộ cả về vật chất và tinh thần, giúp nhân dân các địa phương bị thiệt hại khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống và sản xuất.

Tuy vậy, người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém nổi lên là: tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 thấp nhất trong 10 năm gần đây, tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách tăng và chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại, việc quản lý và sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước cũng như vốn trong các doanh nghiệp nhà nước chưa thật chặt chẽ, hiệu quả còn thấp; kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế kinh tế thị trường chưa có bước cải thiện đáng kể, hiện vẫn là những điểm nghẽn của tăng trưởng; chỉ tiêu tạo việc làm, xuất khẩu lao động không đạt kế hoạch, tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị tăng; quản lý nhà nước về lao động, nhất là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chưa tốt; việc hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã có hiệu lực còn chậm…

Nâng cao tiềm lực của nền kinh tế

Đề cập đến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ dự kiến xác định mục tiêu tổng quát là: tập trung mọi nỗ lực phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009; nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng cường sự  ổn định của kinh tế vĩ mô và ngăn chặn lạm phát cao trở lại; bảo đảm an sinh xã hội và  cải thiện một bước đời sống nhân dân; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010.

Một số chỉ tiêu chính của kế hoạch năm 2010: GDP tăng khoảng 6,5% so với năm 2009, bình quân đầu người khoảng 1.200 USD; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm 2009; bội chi ngân sách nhà nước bằng 6,5% GDP; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 7%; 63% tỉnh, thành đạt phổ cập THCS; giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động (trong đó đưa 8,5 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài)…

Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ đã đề ra 5 nhóm giải pháp lớn, trong đó có một giải pháp đang được chờ đợi là ban hành các chính sách mới hướng vào việc tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Theo đó, Chính phủ xác định sẽ khẩn trương xây dựng và thực hiện một bước đề án tái cấu trúc nền kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và giá trị nội địa của từng sản phẩm và của toàn bộ nền kinh tế.

Các biện pháp cụ thể được Thủ tướng báo cáo trước QH là: thúc đẩy tái cấu trúc doanh nghiệp, xây dựng lực lượng doanh nghiệp dân tộc; coi việc tăng giá trị nội địa và xây dựng lực lượng doanh nghiệp dân tộc là phương hướng chủ yếu để nâng cao tiềm lực và khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận các nguồn lực phát triển. “Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn, từng bước hình thành những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ, có thương hiệu mạnh, có khả năng cạnh tranh quốc tế và tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu”, Thủ tướng nói.

Chăm lo người nghèo là nét nổi bật trong năm 2009

“Đặc biệt coi trọng an sinh xã hội và quan tâm chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách và những vùng khó khăn là nét nổi bật trong năm 2009”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh. Theo đó, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng tổng chi cho an sinh xã hội năm 2009 ước khoảng gần 22.500 tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008. Chính phủ cũng đã chi điều chỉnh tiền lương, trợ cấp, phụ cấp khoảng 36.700 tỷ đồng, trợ cấp cứu đói giáp hạt và khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo. Các doanh nghiệp đã hỗ trợ 62 huyện nghèo trên 1.600 tỷ đồng. Những nỗ lực đó đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm, đến cuối năm còn khoảng 11%.

Năm 2010: trọng tâm là giữ ổn định kinh tế vĩ mô

Mục tiêu tổng quát năm 2010 cần đặt trọng tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; ngăn ngừa lạm phát cao; duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng tăng trưởng, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng cao hơn trong các năm tiếp theo.

Đó là quan điểm của Ủy ban Kinh tế thể hiện trong báo cáo thẩm tra tình hình thực hiện nghị quyết của QH về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2010.

Về các nhóm giải pháp để thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2010, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách kích thích kinh tế một cách hợp lý, có sự điều chỉnh theo hướng tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn như tái cấu trúc nền kinh tế, đầu tư hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực; phát triển thị trường nội địa; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh…

Trước đó, trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cũng đã chỉ ra những hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2009. Đó là tình trạng thiếu lao động ở những ngành nghề cần nhiều lao động như may mặc, da giày, chế biến thực phẩm, xây dựng – một “hiện tượng không bình thường”, “bắt nguồn từ sự thiếu đồng bộ giữa chính sách phát triển kinh tế với chính sách đào tạo nguồn nhân lực đã kéo dài trong nhiều năm”; việc chậm giải ngân các nguồn vốn đầu tư; việc giảm nghèo chưa thật bền vững; việc triển khai thực hiện một số chính sách cụ thể trong gói giải pháp kích thích kinh tế còn có những hạn chế, vướng mắc (như khu vực nông nghiệp, nông dân được hưởng lợi từ chính sách này còn ít, có sự trùng lắp về đối tượng hỗ trợ lãi suất…). Trong báo cáo, Ủy ban Kinh tế cũng đề nghị Chính phủ dừng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn theo Quyết định 131/QĐ-TTg đúng thời hạn đã được công bố (31.12.2009

Theo Đất Việt Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *